PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LƯƠNG I
Tại trường Mầm non Phú Lương I chúng tôi đã sử dụng phương pháp:
- Nhà trường tiếp tục xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, duy trì và cải tạo xây dựng môi trường giáo dục đáp ứng 06 nội dung trong tiêu chí môi trường giáo dục do Bộ GDĐT ban hành, chú trọng thiết kế khung cảnh sư phạm thân thiện sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, tận dụng diện tích mặt đất, tầng tum tạo sân vườn sinh thái, quy hoạch cây xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ. Thiết kế các khu vui chơi, khu thể chất, Khu vui chơi - trải nghiệm được sử dụng để đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động học cho trẻ.
- Nhà trường triển khai tới giáo viên kế hoạch nhiệm vụ năm học và chỉ đạo 15 lớp thực hiện chương trình GDMN 35 tuần, thực hiện dạy từ ngày 10/9/2018. Giáo viên 15/15 lớp đã xây dựng được kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ năm học, xây dựng kế hoạch chủ đề nội dung phù hợp theo độ tuổi lớp mình phụ trách. Thực hiện soạn giảng theo đúng kế hoạch nội dung chủ đề.
+ Kết quả 15/15 lớp đã tạo được môi trường giáo dục ở lớp đẹp, phù hợp với nội dung từng chủ đề giáo dục, tiêu biểu là các lớp: A1, A2, A3, B1, B2, C1, C3, D1… Quan tâm tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động học, chơi. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động dạy và học của cô và trẻ. Trong học kỳ đã có 84 giáo án điện tử trình chiếu trong hoạt động học.
- Trẻ cần được thao tác, khám phá và làm thí nghiệm với những đồ vật. Trẻ học thông minh qua việc làm hành động và lời nói. Trẻ có tò mò tự nhiên về thế giới xung quanh, điều đó giúp trẻ hào hứng khi tìm hiều về thế giới.
- Nhà trường chú trọng các hoạt động của từng lứa tuổi. Lồng ghép những câu ca dao, đồng dao hay, những tác phẩm Văn học phù hợp với lứa tuổi, tổ chức các hoạt động về giáo dục tình yêu thương, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ dưới nhiều hình thức đa dạng thông qua hoạt động học, thể dục buổi sáng, hoạt động vui chơi, chơi ngoài trời... đảm bảo tăng cường thời lượng cho trẻ được trải nghiệm; tăng cường bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn tự tin và nhanh nhẹn. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên không làm thay trẻ, tạo cơ hội bộc lộ khả năng của trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.